Tìm ra đúng người để cộng tác trong một đám đông rộng lớn chính là trách nhiệm quan trọng nhất của các trưởng nhóm. Trên tất cả mọi thứ, tuyển chọn được tài năng tốt nhất sẽ tạo cho tổ chức của bạn một lợi thế cạnh tranh mạnh. Đây là lý do khiến các CEO thường tự mình đảm đương hoạt động tuyển dụng
Là một CEO từng phỏng vấn qua hàng ngàn ứng viên trong suốt nhiều năm, dưới đây là 5 đặc điểm mà ông Joel Trammell, nhà sáng lập – CEO của Khorus Software,tin rằng bạn nên tìm kiếm trong mỗi ứng viên của mình:
1. Khác biệt trong vòng ứng tuyển
Ứng viên nào sở hữu lý lịch đặc biệt hơn so với những người khác?
Làm sao để bạn có thể là một trong những ứng cử viên khác biệt đó ?
Những người đặc biệt thường sẽ có lý lịch khác biệt. Nếu bạn chỉ là sinh viên vừa mới tốt nghiệp đại học, có thể thật khó khăn có những kinh nghiệm làm việc thực tế, nhưng thật ra vẫn có cách để bạn thể hiện “sự vĩ đại” của bản thân mình
Các ứng viên sở hữu sự khác biệt thường đã có những khả năng đặc biệt ngay khi còn rất trẻ. Họ là trưởng nhóm, là người dẫn đầu các cuộc thi hoặc vận hành nhiềucông việc kinh doanh khác nhau ngay khi đang đi học. Họ là ngôi sao trên con đường họ đi. Họ học hỏi cách để trở nên tốt nhất và có đam mê để theo đuổi điều đó.
Vậy những khác biệt đó là gì ?
✌ Có mục tiêu rõ ràng
Sếp đặc biệt ưu tiên cho những nhân viên có mục tiêu rõ ràng và phù hợp với hướng phát triển của công ty. Tình trạng này tồn tại trong 98/100 nhân viên, khi không hài lòng với hiện tại nhưng không có cách để thay đổi tình hình, lí do chính là họ không có một mục tiêu rõ ràng. Vài trò chính của thiết lập mục tiêu chính là giúp họ nói lên sự bất mãn, ươm mầm lực lượng và khuyến khích họ làm việc
✌ Sự hợp tác và làm việc theo nhóm
Sếp quý trọng những người biết phân công công việc rõ ràng và hợp tác chặt chẽ. Phân công rõ ràng giúp người làm ra thành tích vượt trôi và nâng cao hiệu quả công việc; hợp tác tốt mang lại quyền lực lớn để thực hiện nhiệm vụ dễ dàng hơn. Vì thế sếp thường mong muốn công ty làm việc với sự hợp tác. Thường xuyên làm việc theo nhóm và hợp tác với các đồng nghiệp giúp theo đuổi thành tích cao hơn, thành công hơn và sẽ được sếp đánh giá cao.
✌ "Vui vẻ" biết lắng nghe sếp
Trong công ty, sếp và nhân viên luôn ở vị trí mất cân bằng. Bill Gates từng nói: cuộc sống là không công bằng, hãy học cách chấp nhận nó. Những vị trí khác nhau trong công ty chính là một biểu hiện của sự không công bằng. Sếp có quyền thưởng, phạt; nhân viên ngoài bỏ việc thì không còn quyền gì khác. Là một nhân viên, bạn phải học cách phục tùng, chấp hành chính sách mà sếp đưa ra, cho dù bạn có năng lực cũng cần nhớ rằng phục tùng luôn là điều cần có và sếp thường thích những nhân viên như vậy.
✌ Làm việc hết sức
Sếp luôn là người sáng suốt và thông minh, họ muốn nhân viên có năng lực, làm việc hiệu quả. Thái độ làm việc là một máy nhân bản, làm việc chăm chỉ, sớm muộn bạn sẽ được thăng tiến. Không nên cho rằng sự cố gắng của mình sẽ bị người khác coi nhẹ; khi bạn làm việc nghiêm túc chắc chắn sếp sẽ biết.
✌ Phát hiện và khai thác ý nghĩa công việc
Giá trị công việc quyết định khả năng làm việc của bạn. Khi biết được ý nghĩa của công việc bạn sẽ khai thác được giá trị bản thân, giá trị của bạn chính là động lực để sếp tiếp tục sử dụng bạn.
2. Cống hiến hết mình cho tất cả công việc được giao
Mọi người đều có hứng thú với các cơ hội mà công ty cung cấp. Nếu bạn chỉ đơn giản tìm một công việc sống qua ngày, thì sẽ khó lòng thành công.
Hãy xác định mục tiêu cụ thể của cuộc sống và tương lai bạn và vị trí công việc mà công ty đang ứng tuyển ? Rồi hỏi rằng công việc đó có phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của mình hay không ?
Chỉ khi bạn tìm ra được lý do để làm công việc được giao. Bạn sẽ phấn đấu hết mình. Và dĩ nhiên, nhà tuyển dụng sẽ săn tìm những nhân viên hết mình đó về với công ty của mình.
3. Thích ứng nhanh với văn hóa công ty
Làm thế nào để bạn đánh giá sự phù hợp của các cá nhân nổi bật và nhiều động lực so với văn hóa của doanh nghiệp?
Hãy biết quan sát. Không phải mọi đồng nghiệp mới đều tốt bụng và sẵn sàng chia sẻ thông tin cùng bạn. Bạn có thể thăm dò người này bằng những câu hỏi thật vu vơ. Nếu họ nhiệt tình và sẵn sàng chia sẻ, bạn sẽ có một đoạn hội thoại vui vẻ. Ngược lại bạn sẽ bắt gặp cái nhìn dò xét. Thông điệp này sẽ giúp bạn điều chỉnh hành vi cho hợp lý.
Hãy biết lựa chọn, không nên "cố đấm ăn xôi" với những môi trường văn hoá mà bạn cảm thấy không thể phù hợp dù đã qua 3 tháng thử việc. Thử tưởng tượng hàng ngày bạn phải sống và lamg việc 8 tiếng đồng hồ cùng những thứ "dị ứng" thì cuộc sống có còn ý nghĩa? Hãy là một người lao động thông thái. Không phải lúc nào bạn có thể trao đổi hay tìm hiểu trực tiếp văn hóa công ty với sếp. Đôi khi bạn phải tự cảm nhận và đánh giá, tự hiểu nó để điều chỉnh mình. Người ta không bao giờ nói với bạn: "Chúng tôi ở đây ăn mặc giản dị quen rồi, chúng tôi không thích một cá thể cứ suốt ngày màu mè và sặc sỡ như con con cá vàng lượn lờ trong văn phòng".
Không nên nói quá nhiều, đây là nguyên tắc kiên quyết. Bạn không thể thay đổi văn hoá cũng như những con người xung quanh trong thời gian ngắn nhất vì vậy hãy thích ứng nó trước bằng việc "nhìn và nghe" nhiều hơn là "nói"
4. Chủ động sáng tạo trong công việc của mình
Chủ động sáng tạo là động lực và khả năng suy nghĩ một cách nhất quán về các phương thức làm việc tốt hơn hoặc cống hiến nhiều hơn cho thành công của tổ chức. Trong suốt cuộc phỏng vấn, nếu ai tỏ bày tỏ cho nhà tuyển dụng thấy sự chán nản trong công việc cũ thì đó là một dấu hiệu cảnh báo.
Một cách khác để xác định ra người có nhiều sáng kiến là hãy đưa ra những câu hỏi buộc họ phải tạo ra các ý tưởng hành động.
Ví dụ: “Nếu bạn được chọn, bạn sẽ làm gì vào ngày mai, trong tuần đầu tiên hoặc tháng đầu tiên làm việc?” Nếu là một ứng viên tài năng, bạn hãy đưa cho nhà tuyển dụng một kế hoạch. Hãy thử suy nghĩ một kế hoạch kinh doanh ngắn hạn có liên quan đến công ty bạn ứng tuyển và nói với người phỏng vấn bạn. Bạn sẽ thấy điều khác biệt đấy
5. Biết tạo ra giá trị
Sai lầm lớn nhất mà bạn mắc phải là quá quan tâm đến quyền lợi công ty mang đến cho mình. Thật dễ dàng để quên mất rằng lý do cơ bản nhất khi công ty tuyển một ứng viên chính là họ sẽ tạo ra nhiều giá trị kinh tế hơn cho công ty so với chi phí trả cho họ.
Một nhân viên có mức lương $100,000 thì phải chắc chắn tạo ra hiệu suất làm việc gấp đôi người nhận mức $50,000.
Phát hiện và khai thác ý nghĩa công việc
Giá trị công việc quyết định khả năng làm việc của bạn. Khi biết được ý nghĩa của công việc, bạn sẽ khai thác được giá trị bản thân và giá trị của bạn chính là động lực để sếp tiếp tục "sử dụng" bạn.
Chủ động nâng cao giá trị công việc
Sếp quyết định tiền lương, còn quyền quyết định giá trị công việc nằm trong tay bạn – không có tốt nhất mà chỉ có tốt hơn. Nội dung công việc là có hạn nhưng khám phá công việc là vô hạn, hoàn thành phần nhiệm vụ một cách tốt nhất là cách để bạn thể hiện được giá trị khác người của chính mình.
Đặt công ty lên hàng đầu
Luôn đặt công ty lên đầu, sự nỗ lực của bạn sẽ không bao giờ là dư thừa. Mang lại lợi ích cho công ty chính là mang lại lợi ích cho bản thân và nâng cao giá trị của mình. Hãy nhớ rằng bạn lo cho công ty, sếp sẽ lo cho bạn.
Mỗi đợt tuyển dụng, công ty phải lựa chọn một người có năng lực tốt nhất hay người đang sẵn có hoặc mức lương dễ chấp nhận nhất. Và họ sẽ luôn chọn người có tài. Hãy luôn trau dồi bản thân, thay đổi chính mình cũng như không ngừng học để giành lấy cơ hội cho bản thân nhé ! Fighting