Việc khởi nghiệp là một bước đi đầu tiên vô cùng mạo hiểm mà doanh nhân nào cũng sẵn sàng đón nhận rủi ro từ nó. Nhưng làm thế nào để tránh được tâm lý đó để bước vào thương trường đầy tính khốc liệt như vây. Đầu tiên, hãy trao dồi kỹ năng thực tiễn mà không có một trường lớp nào có thể dạy được đó là làm bất kỳ một công việc nào dù có đơn giản như nhân viên bán hàng, tư vấn viên,… miễn sao hỗ trợ được doanh nghiệp sắp tới của mình.
1.Việc bán lẻ:
Có thể một số người coi việc này quá đơn giản nhưng họ không biết rằng việc bán lẻ sẽ mang lại nhiều kinh nghiệm thực tế nhất. Làm việc trong lĩnh vực này giúp bạn phát triển khả năng lắng nghe khách hàng và đa phần với những người trong ngành bán lẻ, chỉ cần vài tháng làm việc là bạn có thể ít nhiều nắm bắt được hành vi của khách hàng và qua đó phân loại họ theo các nhu cầu. Tất nhiên việc gặp phải những khách hàng khó tính hay phàn nàn là không tránh khỏi nhưng hãy coi đó là một cơ hội để trải nghiệm và thấu hiểu khách hàng.
2.Nhân viên kinh doanh:
Đây chắc hẵn là công việc sẽ làm ra tiền đề cho sự thành công của bạn. Là một nhân viên kinh doanh, bạn sẽ ở trong một môi trường mà nổ lực sẽ thể hiện qua các khoản hoa hồng. Nói một cách khác, thu nhập ít hay nhiều là hoàn toàn phụ thuộc vào tiến độ làm việc của bản thân, cũng giống như khi bạn tự kinh doanh vậy.
3.Chăm sóc khách hàng:
Lại là về vấn đề giao tiếp nhưng thực chất thì công việc chăm sóc khách hàng không chỉ dừng lại ở việc lắng nghe ý kiến phản hồi và nói chuyện với khách. Nhiệm vụ quan trọng của bạn là đại diện cho công ty hoặc doanh nghiệp trực tiếp đứng ra giải quyết vấn đề cho khách. Vì vậy, công việc này mang lại một lợi ích không ngờ đó là sẽ dạy cho bạn cách đối phó với áp lực, giữ bình tĩnh với khách hàng khó tính. Đây là một lợi ich vô cùng giá trị mà khi minh tự mở doanh nghiệp bạn mới thấy rõ được.
4.Công việc quản lý:
Không cần phải quản lý những công ty lớn, chỉ đơn giản như nhà hàng hay một quán cafe, bạn sẽ vẫn tiếp cận được những công việc của một nhà quản lý. Điều quan trọng không phải là bạn quản lý cái gì, quản lý những ai mà là cách quản lý như thế nào. Bạn sẽ học được cách làm việc nhóm, phân quyền cho nhân viên, biết được bộ máy tổ chức hoạt động như thế nào, phân bố các nguồn lực sao cho hiệu quả nhất.
Những bài học đó không ai có thể dạy cho bạn ngoài chính bản thân bạn.
Hãy tự mình trải nghiệm qua đó rút ra được những bài học để doanh nghiệp thật sư sau này sẽ không mắc phải.