1. Phê Bình
Lỗi khá phổ biến với những người bán hàng đặc biệt những người mới bước chân vào nghề, họ thường rất bồng bột và nói một cách vô tội vạ mà không mấy để ý đến người đối diện. Ví dụ, “Nhà hàng này không ngon”, “Món nước này tệ quá”… Những lời nói này dù người nói không cố ý chỉ trích, nhưng trong hoàn cảnh nào đó, khách hàng sẽ cảm thấy không thoải mái.
Vì thế chúng ta nên tìm một điểm nỗi bật để khen nhưng cũng phải chú ý đến mức độ như “Không gian quán này ok nè!!”.
2. Ý kiến chủ quan, cẩn thận nhé!
Chú ý nhé, đừng sa đà vào những vấn đề mang tính chủ quan cao như tôn giáo, chính trị, triết học… Thay vào đó, hãy đào sâu vào vấn đề chính như bạn bán gì? Sản phẩm của bạn có lợi gì? Đừng tốn thời gian cho những vấn đề không liên quan đến bạn hoặc thương vụ bạn đang nhắm tới, hơn nữa nếu nói sai bạn có thể vô tình gây gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh bạn. Tóm lại, người bán hàng cần phải biết tự tiết chế bản thân mới mong thu được hiệu quả cao trong giao tiếp.
3. Thuật ngữ chuyên ngành
Nếu muốn chứng minh mình là một supper seller bằng việc sử dụng thuật ngữ chuyên ngành thì bạn lầm to rồi. Những người bán hàng giỏi không bao giờ khiến khách hàng bối rối, họ cố gắng sử dụng từ ngữ đơn giản để giải thích rõ ràng, chuẩn xác cho khách hàng nhằm tránh những trở ngại không đáng có.
4. Khoa trương quá “lố”, nói không đúng sự thật
Hãy vẽ bức trang chân thực nhất, đừng vì lợi nhuận nhất thời mà nói quá về tác dụng và giá cả sản phẩm. Bất kỳ sản phẩm nào cũng có những mặt tốt và những mặt thiếu sót. Người bán hàng nên đứng ở góc độ của khách hàng, phân tích rõ những ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm, phân tích tình hình thị trường cũng như giá cả của những đối thủ cạnh tranh để họ tiếp nhận sản phẩm của bạn một cách cởi mở.
5. Từ ngữ có tính đả kích
Để nâng tầm vóc của mình bạn sẵn sàng hạ thấp giá trị đối thủ, nhiều nhân viên đã sử dụng từ ngữ có tính công kích mạnh. Tuy nhiên, việc này chỉ khiến hành động của bạn trở nên thấp kém hơn và rất phản cảm. Việc tỏ ra chủ quan quá mức sẽ không có lợi cho việc làm ăn của bạn.
6. Những vấn đề riêng tư
Chứng minh hiểu khách hàng bằng việc nói về vấn đề đời tư của họ liệu có đúng? Khi trò chuyện với khách hàng, các nhân viên bán hàng cần nắm bắt những yêu cầu của họ thay vì đề cập đến những chuyện cá nhân. Cho dù những câu chuyện riêng tư đó liên quan đến bạn, và cuộc sống của bạn thay vì khách hàng, nhưng nó không mang lại lợi ích gì cho mối quan hệ hai bên. Nó rất vô ích, gây lãng phí thời gian và ảnh hưởng đến cơ hội bán hàng của bạn.
7. Những câu hỏi nghi vấn
“Anh hiểu không?”, “Anh biết điều đó chứ?”… đây đều là những câu hỏi rất phản cảm, khiến khách hàng cảm thấy bị nghi ngờ khả năng nhận thức của họ, cảm thấy họ không được tôn trọng tối thiểu từ đối phương. Nếu lo lắng khách hàng chưa hiểu rõ những gì mình nói, bạn có thể dùng những câu dò hỏi để tìm hiểu “Anh/chị có cần tôi nói lại lần nữa không ạ?”. Những cách hỏi như vậy sẽ khiến người nghe dễ chấp nhận hơn. Có khi khách hàng thực sự không hiểu cũng sẽ chủ động hỏi bạn hoặc yêu cầu bạn nói lại lần nữa.
8. Không linh hoạt trong các tình huống khô khan
Nhắc đến “hợp đồng”, “điều lệ”, “điều khoảng”… là những vấn đề rất khô khan, không muốn nghe nhưng không nghe không được. Tốt nhất hãy nói một cách đơn giản nhất, tóm tắt đại ý sẽ khiến được khách hàng không thấy mệt mỏi. Trong quá trình trao đổi, bạn hãy thay đổi góc độ nhìn nhận, tìm vài câu nói hài hước khiến không khí bớt căng thẳng và trở lại vấn đề sau để tạo hiệu quả tốt nhất.