Kết quả học tập là một yếu tố quan trọng, nhưng không phải tất cả. Nhiều tiêu chí khác trong hồ sơ xin việc cũng sẽ được xem xét như các khóa học bạn từng tham gia, những hoạt động ngoại khóa hay câu lạc bộ bạn từng hoạt động khi còn là sinh viên, khả năng lãnh đạo hay cả thư giới thiệu …
Trường hợp bạn nộp hồ sơ và nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng thì xin chúc mừng, bạn đã chiến thắng hơn ít nhất 50% số ứng viên tham dự. Ngay trong vòng 1, gần 2.000 hồ sơ sẽ bị loại và chỉ có khoảng 1.200-1.300 ứng viên còn trụ lại ở vòng 2.
QTS English sẽ hướng dẫn bạn từ A-Z cách làm E-mail xin việc trở nên ấn tượng hơn
Mục lục
1. Đặt tên địa chỉ E-mail phải chuyên nghiệp
Bạn nên chọn một E-mail “nghiêm túc”, ví dụ như [email protected] (hoặc [email protected]) nếu bạn tên là “Nguyễn Anh Tuấn “, hoặc một email tương tự kiểu như thế để sử dụng xin việc làm cũng như sử dụng lâu dài trong quá trình làm việc sau này.
Đừng bao giờ sử dụng những email kiểu changtraicodon@… kelangthang@… deptrai8x@… những E-mail như vậy sẽ gây mất thiện cảm ngay từ cái nhìn đầu tiên của Nhà tuyển dụng, đơn giản vì họ cảm thấy bạn không nghiêm túc và thấy bị coi thường.
2. Tên File đính kèm phải nghiêm túc, rõ ràng
Khi gửi kèm resume, thư xin việc hay bất cứ tài liệu nào khác theo yêu cầu của công ty, hãy đảm bảo rằng tên của các tài liệu ấy có chứa tên của bạn, ví dụ như ‘lindsay_smith_resume.pdf’ hay lindsay_smith_resume.doc’. Đừng quên rằng số đơn xin việc gửi đến nhà tuyển dụng có thể lên tới 100 hoặc hơn. Nếu trong đó có một vài tài liệu đều được xác định là ‘resume.doc’, thay vì đặt tên khác cho chúng, người có trách nhiệm có thể chẳng ngó ngàng gì đến.
Bên cạnh đó, gửi các tập tin dạng pdf sẽ đảm bảo quy cách trong các tài liệu sẽ không bị thay đổi. Và khi gửi chúng, nhớ báo cho người đọc rằng bạn có thể gửi tài liệu dưới dạng văn bản Word. Điều này ngay lập tức thiết lập một cuộc đối thoại giữa bạn và người đọc hồ sơ của bạn. Đó là một khởi đầu tốt đẹp cho việc tiếp nhận công việc.
3. Thông tin chủ đề (tiêu đề) E-mail hợp lý
Trước hết, không được để trống dòng chủ đề, hoặc dùng một chủ đề chung chung như “xin chào”. Hãy cho Nhà tuyển dụng nhận biết ngay mục đích email của bạn tại ngay khi mở hòm mail, ví dụ: “Đơn xin ứng cử vào Vị trí Giám đốc Bán hàng”, như vậy bạn sẽ có cơ hội được xem xét ngay hoặc Nhà tuyển dụng dễ dàng tìm lại vào ngày hôm sau.
Bạn có thể viết tiêu đề theo ví dụ sau:
- Đơn xin ứng cử vào Vị trí Giám đốc Bán hàng – Nguyễn Anh Tuấn
- [ Đơn xin vào vị trí ứng tuyển + họ tên của bạn ]
4.Ghi thông tin liên lạc của bạn vào E-mail
Những thông tin liên lạc đến bạn đã có trong hồ sơ của bạn, nhưng điều đó lại đòi hỏi Nhà tuyển dụng phải mở file đính kèm để tìm những thông tin này.
Một ý hay để giải quyết vấn đề này là bạn hãy là ghi tất cả thông tin liên lạc của bạn trong phần chính của e-mail. Việc điền thông tin liên lạc vào e-mail bảo đảm rằng bạn có thể được liên lạc lại hoặc liên lạc trực tiếp ngay cả đối với Nhà tuyển dụng có rất ít thời gian rảnh hoặc với những Nhà tuyển dụng có máy tính không thể mở được các định dạng file đính kèm của bạn.
(Bạn có thể thêm phần thông tin liên lạc ở phần cuối hoặc phần giới thiệu sơ qua trên đầu)
5. Đọc lại E-mail và kiểm tra lỗi chính tả
Chẳng có gì đau đớn hơn khi kết quả của cả một quá trình học hành và chịu khó làm việc tiếp thu kinh nghiệm lại bị loại bởi một lý do đơn giản. Bạn đã bị loại chỉ vì những lỗi chính tả hoặc đánh vần cẩu thả. Hãy chuyên nghiệp và đọc lại hồ sơ một cách cẩn thận. Nên nhớ rằng E-mail của bạn mà bạn không muốn đọc thì không ai muốn đọc.
Tìm hiểu thêm về Tổ chức giáo dục Úc QTS